Thần tổ Mai An Tiêm, bậc thầy về Maketing

Thần tổ Mai An Tiêm, bậc thầy về Maketing

 Mặt trong tấm thiệp chúc mừng năm mới của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cách đây vài năm, là câu chuyện về quả dưa hấu của Mai An Tiêm. Người đưa ra ý tưởng này chính là Chủ tịch Vũ Tiến Lộc. Ông cắt nghĩa, Mai An Tiêm chính l

Thần tổ Mai An Tiêm, bậc thầy về Maketing

 Mặt trong tấm thiệp chúc mừng năm mới của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cách đây vài năm, là câu chuyện về quả dưa hấu của Mai An Tiêm. Người đưa ra ý tưởng này chính là Chủ tịch Vũ Tiến Lộc. Ông cắt nghĩa, Mai An Tiêm chính là... doanh nhân Việt đầu tiên. “Hãy là Mai An Tiêm!” Trong ý tưởng của Chủ tịch VCCI, Mai An Tiêm là doanh nhân Việt đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp mà chúng ta đang cổ vũ trong nền kinh tế hiện đại. Thậm chí, với ý tưởng thả dưa để tiếp thị với thế giới bên ngoài, ông Lộc còn gọi Mai An Tiêm là ông tổ của ngành marketing Việt Nam, cũng là đại diện cho tinh thần Việt Nam hội nhập với thế giới, tinh thần vượt khó và sự sáng tạo của doanh nhân Việt…VCCI muốn gửi gắm điều gì từ thông điệp của tấm thiệp chúc mừng năm mới cách đây vài năm? Trên tấm thiệp, chúng tôi đã viết “Hãy là Mai An Tiêm!”. Đó là niềm tin, lời nhắn gửi của VCCI tới cộng đồng doanh nhân Việt Nam và những người muốn bước chân vào kinh doanh. Chúng tôi muốn có nhiều hơn Mai An Tiêm với sức sáng tạo không giới hạn và tinh thần, ý chí vượt khó. Đây là những yếu tố không thể thiếu vào thời điểm mà chúng ta đang muốn nói và làm nhiều việc để Việt Nam trở thành đất nước của khởi nghiệp, của start-up. Vốn là người bền bỉ cố xúy cho tinh thần kinh doanh, ông Vũ Tiến Lộc luôn cố tìm kiếm sự kết nối giữa lịch sử và hiện tại, giữa truyền thuyết và thực tế. Cũng có ý kiến cho đó là khiên cưỡng, nhưng ông vẫn làm vì tin rằng, trong mỗi người dân Việt Nam, khát vọng vượt khó luôn chảy theo dòng lịch sử. Vào thời vua Hùng thứ 18, tuy bị đày ra đảo nhưng với niềm đam mê cháy bỏng, Mai An Tiêm đã gầy dựng nên cả một vườn đầy những quả lạ mà chàng gọi là dưa hấu. Vườn dưa hấu của Mai An Tiêm không những đủ để đáp ứng cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể bán ra bên ngoài phạm vi của hòn đảo. Nhưng làm thế nào để có thể bán một loại quả mà chưa ai biết đến? Phải có chiến lược marketing và bán hàng mới được. Mai An Tiêm nghĩ ra cách khắc tên mình và địa chỉ hòn đảo rồi thả dưa cho trôi ra biển. Đó là chiến lược Product sampling của Marketing. Sau khi những quả dưa hấu đó đến tay những thuyền buôn trên biển, họ vớt lên ăn thử và thấy ngon thì các thuyền buôn này quyết định tìm đến hòn đảo của Mai An Tiêm để trao đổi lương thực, hàng hoá để lấy dưa. Thấy cách làm hiệu quả, Mai An Tiêm quyết định đi thêm một bước nữa là nhờ các thuyền này thả cho dưa trôi vào bờ biển. Người dân ở bờ biển nhặt được dưa dạt vào bờ bổ ra ăn thử thì đúng là ăn đến đâu thì nước dưa ngọt mát đến đó.

 Chẳng mấy chốc mà dưa hấu trở thành món có được viral với tốc độ chóng mặt. Cuối cùng thì quả dưa cũng đến tay vua Hùng. Ngài ăn thử thấy ngon, liền hỏi ai là người trồng ra loại quả này thì mới biết ra là Mai An Tiêm. Lúc này vua mới hối hận và cho gọi Mai An Tiêm về. Thế đấy, nói theo ngôn ngữ hiện tại thì chỉ với vài hình thức Marketing đơn giản mà Mai An Tiêm đã khởi nghiệp vô cùng thành công. Không chỉ cho vua Hùng thấy khả năng sinh tồn của mình mà còn gọi vốn thành công để Nga Sơn vươn mình trở thành vùng trồng dưa lớn và ngon có thương hiệu. Mai An Tiêm cách đây cả ngàn năm đã biết sử dụng Creative copy writing cho riêng mình, dùng Sampling product để người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm mới, sử dụng Viral marketing để nhiều người biết đến quả dưa hấu. Thần tổ Mai An Tiêm đã làm việc này một cách xuất sắc. Maya Angelou nổi tiếng với câu nói, “Người ta sẽ quên đi những điều bạn nói, những việc bạn làm, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ quên được cảm giác bạn đem đến cho họ.”

Những Doanh nhân họ Mai thời nay

Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên: Sáng tạo là yếu tố sống còn. Trong hơn 3 thập kỷ điều hành Vinamilk, bà Mai Kiều Liên được biết đến như một lãnh đạo nổi tiếng với tinh thần đổi mới sáng tạo, không ngại thay đổi. “Sáng tạo là yếu tố sống còn” - câu nói nổi tiếng của bà đã trở nên quen thuộc với nhân viên Vinamilk và trở thành một trong những “DNA” về văn hóa của doanh nghiệp sữa lớn tại Việt Nam. Bà Mai Kiều Liên quê quán tại huyện Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhưng sinh ra tại Paris (Pháp) vào năm 1953. Đến năm 1957, gia đình bà – những trí thức yêu nước đang sinh sống tại Pháp, đã về đóng góp cho quê hương. Tốt nghiệp trường phổ thông Trưng Vương, một lần nữa bà Liên lại “xuất ngoại” khi được Nhà nước cử sang Liên Xô học về ngành chế biến sữa.

Sau khi về nước, bà trở thành kỹ sư phụ trách Khối Sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Vinamilk), và lần lượt kinh qua các chức vụ: Kỹ sư, Trưởng ca, Phó giám đốc kỹ thuật, Phó tổng giám đốc và đến tháng 12- 1992 trở thành Tổng giám đốc Vinamilk. Với các đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, ngành và đất nước, bà Mai Kiều Liên đã được trao Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì (2006, 2001), được vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới (2017). Bà cũng nhiều lần được các tổ chức quốc tế uy tín như Nikkei, Forbes châu Á bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.

  Doanh nhân Mai Hữu Tín, Chủ tịch Tập đoàn Gỗ Trường Thành chia sẻ với các doanh nhân trẻ: Tất cả tỷ phú đều đã từng là các doanh nhân trẻ. Kinh doanh là cuộc đua không có điểm dừng và chắc chắn không dành cho những người thiếu năng lực học tập suốt đời.

Hạnh phúc của mỗi doanh nhân đều quý. Hạnh phúc mà từng doanh nhân góp phần tạo ra cho người khác chắc chắn là rất quý. Với ông Mai Hữu Tín, niềm vui của việc làm giàu trước hết nên từ việc nhìn ra được bao nhiêu mảnh đời mà doanh nhân có thể chạm đến và làm cho cuộc sống của họ tốt hơn lên mỗi ngày, không chỉ giới hạn trong số cổ đông hay gia đình gần gũi, mà lan tỏa ra đến người lao động, đến các thành phần khác có gắn bó đến hệ sinh thái mà từng doanh nhân tạo ra. “Việc đó, tôi mong nên nằm trong tim của mỗi doanh nhân. Hạnh phúc của mỗi doanh nhân đều quý. Hạnh phúc mà từng doanh nhân góp phần tạo ra cho người khác chắc chắn là rất quý”, ông Tín chia sẻ tâm sự với những thế hệ doanh nhân trẻ. Trái tim của chúng ta mong ước làm điều gì thì cái đầu của chúng ta sẽ tính ra giải pháp thực hiện mong ước đó… Để làm được một ý tưởng kinh doanh tốt, ông Tín đưa ra 3 yếu tố mà các doanh nhân cần lắng nghe. Đó là đủ vốn, đủ người giỏi và có môi trường kinh doanh phù hợp. “Từ trải nghiệm của chính cá nhân mình, bắt đầu với con số không và đang điều hành hơn 60 doanh nghiệp hôm nay, tôi hiểu thấm thía yếu tố chính của việc có đủ người giỏi đó”, ông Tín nói. “Tôi xin nhấn mạnh vào năng lực học tập suốt đời. Với tôi, đây mới là năng lực chính tạo ra sự khác biệt giữa người này với người khác, giữa doanh nhân này với doanh nhân khác”, ông Tín nhấn mạnh. Kể câu chuyện của riêng mình, ông Tín nhắc đến Tổ chức Chủ tịch trẻ mà ông tham gia nhiều năm nay. Tổ chức có khoảng 30.000 thành viên ở 142 quốc gia, nhưng đang quản lý hơn 10% GDP toàn cầu. Khẩu hiệu quả Tổ chức là “trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn qua trao đổi ý tưởng và học tập suốt đời”. Ông kể, hàng năm đều đi học với học. Tổ học tập của ông năm nay tại Đại học Harvard có tổ trưởng là một tỷ phú Hy Lạp đã gần 70 tuổi. Vị tỷ phú vẫn chuẩn bị các bài học của mình nghiêm túc như mọi người khác. Câu hỏi mà vị doanh nhân ham học đặt ra cho các doanh nhân trẻ là cần làm gì để cạnh tranh với các doanh nhân như vậy? Ông cũng trả lời luôn, đó là bắt đầu bằng học.

Doanh nhân Mai Xuân Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Du lịch Hải Đăng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, Phó chủ tịch Hội đồng họ Mai Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nhân họ Mai Việt Nam.

Doanh nhân Mai Xuân Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Du lịch Hải Đăng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, Phó chủ tịch Hội đồng họ Mai Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nhân họ Mai Việt Nam.

Ông cho biết: những năm qua, dịch bệnh COVID-19 đã “đổ nước vào bếp Hải Đăng”, công ty gặp vô vàn sóng gió. Thế nhưng, với ý chí bền bỉ và sự kiên cường, sáng tạo, Hải Đăng đã cơ cấu lại, tìm cách thích ứng, giữ chân người lao động, củng cố nghiệp vụ, hoàn thiện cơ sở vật chất… Để rồi, sau khi dịch bệnh được kiềm chế, Hải Đăng lại hồi sinh với 5 doanh nghiệp thành viên, là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của quận Ngô Quyền và thành phố Hải Phòng. Để được như vậy, doanh nhân Mai Xuân Thắng, Chủ tịch HĐQT công ty có vai trò không nhỏ. Thật tự hào, Hải Phòng đã Họ mai việt nam  và đang có nhiều doanh nhân như vậy. Dám nghĩ, dám làm và thành công. Sự thành công của công ty Hải Đăng có thể coi là một điển hình về sự năng động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ và phát triển. Từ một doanh nghiệp nhỏ bé, đến nay Hải Đăng đã có 5 doanh nghiệp thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, ẩm thực, chuỗi siêu thị, dịch vụ vận chuyển, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ bất động sản… Doanh nhân Mai Xuân Thắng khẳng định, là doanh nghiệp tư nhân nhưng Hải Đăng có chi bộ Đảng, có tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên…, quan hệ tín dụng tốt, thực hiện nghĩa vụ ngân sách đầy đủ với nhà nước, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động… Tập thể lãnh đạo công ty phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm.

Trong lĩnh vực nghệ thuật, Đạo diễn, diễn viên, doanh nhân người đẹp Mai Thu Huyền vừa đưa ra thế giới bộ phim Đóa hoa mong manh, phim đoạt rất nhiều giải thưởng trên đất Mỹ. “Đóa Hoa Mong Manh” chính thức ra mắt báo giới ở Mỹ.

Ngày 17/3/204 (theo giờ Mỹ), bộ phim Đóa Hoa Mong Manh đã có buổi họp báo giới thiệu phim tại Saigon Grand Center, Fountain Valley, bang California đây cũng là nhà tài trợ bối cảnh cho phim quay nhiều đại cảnh lớn tại đây. Sự kiện cũng chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Tincom Media - đơn vị sản xuất bộ phim và MAC Network- đơn vị phụ trách truyền thông social media cho phim tại thị trường Mỹ. Bà Amy West Phan - thành viên Hội đồng thành phố cũng có mặt tại sự kiện và lên sân khấu trao bằng khen cho đại diện Tincom Media và MAC Network về  những đóng góp cho nền văn hoá nghệ thuật của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Nhân dịp này, ê kíp cũng chính thức thông báo lịch trình tổ chức Premiere và Cinetour dày đặc với 16 sự kiện tại các tiểu bang khác nhau trên khắp nước Mỹ từ bờ Đông sang bờ Tây từ 21/03 đến 04/04/2024. Đây có thể nói là bộ phim Việt Nam có kế hoạch quảng bá rầm rộ nhất từ trước đến nay trên khắp nước Mỹ. “Dù đã sản xuất 16 bộ phim nhưng chưa có phim nào trước đây của Huyền lại có nhiều đại cảnh như “Đoá hoa mong manh”. Vì chuyện phim kể về cuộc đời của một nữ ca sĩ nổi tiếng nên buộc phải có rất nhiều đêm nhạc trong phim. 2 đêm nhạc lớn nhất ở đầu phim và cuối phim có đến 2.500 khán giả ở Las Vegas và 4.000 khán giả ở Pachenga” - Đạo diễn kiêm nhà sản xuất Mai Thu Huyền tiết lộ trong clip hậu trường. Đồng thời cho biết, cả hai cảnh quay này đều quay live 100%. Theo đạo diễn Mai Thu Huyền, việc điều phối để quay được những đại cảnh có nhiều diễn viên quần chúng và diễn ra trực tiếp như vậy buộc chị và đạo diễn hình ảnh DOP Quyết Trần cùng ê kíp phải sắp xếp rất khoa học, hợp lý để vừa đạt chất lượng nghệ thuật và không làm ảnh hưởng đến khán giả khi đang xem đêm nhạc trực tiếp. Với các cảnh quay bình thường, đoàn chỉ cần quay với 2 máy. Nhưng vào những ngày quan trọng như thế, phải huy động lên đến 7-8 máy quay để có thể lấy được nhiều góc khác nhau vì chỉ được quay một lần duy nhất, không được phép xảy ra sai sót.

Thời kỳ vàng son của thảm len, doanh nhân Mai Đình Kiêm – Giám đốc Công ty Thảm len Sài Gòn đã giới thiệu với Phó Thủ tướng LB Nga về các sản phẩm thảm len đa dạng và độc đáo của SAGOCA đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, trong đó, LB Nga là một thị trường truyền thống từ nhiều năm trước. Sau khi xem các mẫu mã, Phó Thủ tướng Nga đã chọn và mua một số sản phẩm thảm len của công ty. Công ty có đội ngũ hoạ sĩ thiết kế mẫu chuyên nghiệp và lực lượng công nhân có tay nghề kỹ thuật cao.

Thảm len Sài Gòn đã chinh phục khách hàng bằng những sản phẩm hết sức độc đáo. Mỗi một phong cách thiết kế sẽ có những mẫu hoa văn đặc trưng. Theo phong cách cổ điển thảm có họa tiết trang trí thường là các đường cong uốn lượn, mẫu hoa vương sang trọng thể hiện sự quyền quý. Đối với tấm thảm được thiết kế theo hướng hiện đại thì các mẫu hoa văn đa dạng và phong phú hơn so với phong cách cổ điển. Hoa văn mang đậm bản sắc văn hóa Việt, thể hiện tinh thần dân tộc như: trống đồng, hoa sen, hoa cúc... Mỗi đường nét đều toát lên sự mềm mại, phóng khoáng và bố cục rõ ràng.  Đặt tiêu chí sáng tạo, độc đáo cho từng sản phẩm trang trí, SAGOCA cũng cung cấp dịch vụ đặt thảm theo yêu cầu. Mỗi sản phẩm SAGOCA có thể được thiết kế độc quyền theo yêu cầu của khách hàng từ họa tiết, logo, đến tên doanh nghiệp thậm chí là chữ ký cho từng sản phẩm. Tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, sản phẩm thảm len SAGOCA luôn được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.

 Và còn rất nhiều các doanh nhân trẻ, nghệ nhân họ Mai nữa mà chúng tôi chưa kể tên, tiếp nối truyền thống Thần tổ Mai An Tiêm, họ đã và đang âm thầm lao động cống hiến cho xã hội. Đặc biệt, những doanh nhân thành đạt họ Mai đã gửi gắm tới các doanh nhân trẻ họ Mai rằng, hãy luôn tạo và giữ được trong lòng mình một động lực thật lớn. Động lực đó là dẫn dắt một doanh nghiệp đại diện cho tiếng nói của hàng triệu người Việt Nam, chứ không nhất thiết phải là của riêng cá nhân hay gia đình mình. Hãy khai triển tối đa năng lực của mình không phải chỉ để giàu có cho cá nhân mình mà là mang lại sự giàu có cho người dân Việt Nam.