Nguồn gốc họ Mai ở Việt Nam

Nguồn gốc họ Mai ở Việt Nam

I. Nguồn gốc của dòng họ Mai 1. Mai An Tiêm Theo gia phả của họ Mai làng Hậu Trạch còn lưu giữ thì thời vua Hùng Vương thứ 6, Mai Yển – hiệu An Tiêm nguyên Thượng thư Lại Bộ Xuân Thu, do có nhiều công trạng nên được nhà vua rất yêu mến và g

Nguồn gốc họ Mai ở Việt Nam

I. Nguồn gốc của dòng họ Mai

1. Mai An Tiêm
Theo gia phả của họ Mai làng Hậu Trạch còn lưu giữ thì: thời vua Hùng Vương thứ 6, Mai Yển – hiệu An Tiêm nguyên Thượng thư Lại Bộ Xuân Thu, do có nhiều công trạng nên được nhà vua rất yêu mến và gả con gái cho. Cứ mỗi lần có lễ trọng, vua đều ban quà cho phò mã; thay vì cảm ơn vua cha thì Mai Yển lại nói: “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Vua buồn bực lắm, bọn nịnh thần được dịp bêu xấu Mai Yển; vua ra lệnh bắt Mai Yển cùng vợ con đày ra đảo hoang. Nhờ có loài quạ tha quả  về ăn, Mai Yển đã tìm cách đuổi quạ đi và ăn thử thấy ngon, ngọt lạ thường bèn đem hạt gieo, mùa đầu đã cho nhiều quả và thứ quả đó đã nuôi sống gia đình Mai Yển, sau này người ta gọi đó là quả dưa hấu. Vụ này tiếp nối vụ kia, dưa hấu ngày càng nhiều, gia đình Mai Yển dùng không hết. Mai Yển liền nghĩ cách, khắc chữ vào vỏ quả, bỏ xuống biển, thủy triều đã đẩy những quả dưa vào bờ, quan quân thấy vậy liền tâu lên nhà vua, mọi người cùng ăn và vui mừng khen ngon. Vua biết Mai Yển và vợ con không chết mà còn nhớ đến nhà vua, tìm cách dâng quả ngon; vua liền ra lệnh đưa Mai Yển về đất liền để phong lại chức tước.
Vào năm Duy Tân thứ nhất, vua sắc cho thôn Ngoại, huyện Nga sơn thờ phụng Mai Yển hiệu An Tiêm Dực bảo trung hưng linh phù chi thần. Đến năm Khải Định tứ 9, vua gia phong Đoan túc tôn thần, sắc cho thôn Ngoại tiếp tục thờ phụng. Đặc biệt chuẩn phong cho phép phụng thờ, dùng  theo lễ quốc khánh. 
Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1989
 
Theo cuốn sách Gia tộc họ Mai xuất bản lần 1 năm 2010, Thượng thuỷ tổ là ngài Mai An Tiêm (Mai Yển), con rể Hùng Duệ vương (400-258 TCN), ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam. Tương truyền, ngài Mai An Tiêm là tướng quân do bại trận nên bị bắt làm nô lệ và được đưa đến Việt Nam. Ngài Mai An Tiêm được vua yêu quý nên hưởng cuộc sống phú quý.
 
2. Bà Tổ họ Mai – Lê Thị Hoa
Về lịch sử dòng họ Mai ở đây, có thể khẳng định họ Mai ở Nga Thiện có trước giai đoạn Hai Bà Trưng (theo tài liệu bia ký ghi tại đền thờ họ Mai thì bà Trưng là cháu gái vua Hùng). Đây cũng là họ Mai phát tích sớm nhất (đã phát hiện cho đến nay).
Dòng họ Mai bắt đầu từ ông Mai Thông (cha đẻ ông Mai Tiến) là bạn của ông Lê Thái (cha đẻ bà Lê Thị Hoa), sau này ông Lê Thái gã con gái mình cho con trai của bạn là ông Mai Tiến và ông Mai Tiến trở thành khởi tổ dòng tộc họ Mai. òng tộc họ Mai khởi nguồn từ xã Phú Cốc, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) bắt đầu  thấy ghi chép từ ông Mai Thông. Sau này con ông là Mai Tiến lấy bà Lê Thị Hoa (con gái ông Lê Thái) người cùng huyện thôn Thượng Linh, xã Cảo Linh (na y là xã Đại Thắng , huyện Vụ Bản) sinh được 4 người con trai là Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An, Mai Trí. Khi ông Mai Tiến bị Thái thú Tô Định dụ ra làm tri huyện Gia Lâm, Mai Tiến đã bị buộc phải đưa vợ con cùng về huyện lỵ sinh sống. Khi Tô Định âm mưu giết Mai Tiến thì mẹ con bà Lê Thị Hoa đã bỏ về quê hương ẩn cư, sau đó chiêu tập nghĩa binh đánh lại Tô Định. Việc đại bại, mẹ con bà Hoa đã chạy vào trang An Nội huyện Nga Sơn (nay là xã Nga Thiện) ẩn cư và tạo thành một khu Thượng Trang tại nơi này.
Khi Hai Bà Trưng phất cờ dậy nghĩa, mẹ con bà đã theo nghĩa quân Hai Bà Trưng, bà Lê Thị Hoa trở thành nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Bốn người con trai cũng được nhập vào đội Tả Hữu tiền phong của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Sau khi Hai Bà trưng đánh bại Tô Định, ban chức tước cho những người có công, mẹ con bà không nhận mà chỉ xin ban phong cho đất trang An Nội huyện Nga Sơn. Trưng vương đã đồng ý ban cho mẹ con bà thực ấp ở huyện Nga Sơn và cho trở về khu Thượng Trang An Nội lập ấp. Việc bốn con trai bà trở về trang An Nội huyện Nga Sơn lập ấp, sau đó chiêu mộ tộc họ Mai ở Phú Cốc, họ Lê ở Thượng Linh thuộc đạo Sơn Nam và một số gia tộc  về tụ cư tạo thành một trang đông đúc ở An Nội. 
 Dân làng tôn xưng họ Mai là trưởng trong làng. Việc bà Từ Thiện phu nhân và bốn con trai bà về trang An Nội tụ cư khai căn lập ấp là hoàn toàn có cơ sở. Từ xưa triều đình phong kiến đã thừa nhận việc này, nhà vua còn ban  sắc phong giao cho Mai Trưởng Giáp và nhân dân thôn Ngũ Kiên, An Nội (Nga Sơn) theo như lệ xưa thờ cúng bà Từ Thiện Phu Nhân Lê Thị Hoa và bốn người con trai bà. Những tư liệu này nay vẫn còn và hiện đang được lưu giữ tại từ đường dòng họ.
II. Họ Mai trên khắp Việt Nam
(chưa đầy đủ)
1. Họ Mai Thế Đại tôn Hậu Trạch,Thạch Giản, Nga Sơn, Thanh Hóa
2. Họ Mai Thế Tế Nga Nhân, Nga Sơn, Thanh Hóa
3. Họ Mai Thế, Nga Hải, Nga Sơn, Thanh Hóa
4. Họ Mai Ngọc, Nga An, Nga Sơn, Thanh Hóa
5. Họ Mai Đức Ngũ Kiên, Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa
6. Họ Mai Trọng Yên Ninh, Nga Yên, Nga Sơn, TH.
7. Họ Mai Văn Yên Hạnh, Nga Mỹ, Nga Sơn
8. Họ Mai xóm Dù, Mại Đức, Nga Hưng, Nga Sơn
9. Họ Mai xóm Hưng Lại, Nga Hưng, Nga Sơn
10. Họ Mai xóm Hưng Bắc, Nga Hưng, Nga Sơn

11. Họ Mai Chấn Trung Thành, Nga Thành, Nga Sơn
12. . Họ Mai Xuân Bắc Thành, Nga Thành, Nga Sơn
13. Họ Mai làng Mật Kỳ, Nga Trường, Nga Sơn
14. Họ Mai Văn Nga Nhân, Nga Sơn, Thanh Hóa
15. Họ Mai làng Đông Thành,Nga Thành, Nga Sơn
16. Họ Mai Sĩ Nga Hải, Nga Sơn, Thanh Hóa
17. Họ Mai Phúc Quang Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
18. Họ Mai Phú Nhi, Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc
19. Họ Mai Bồng Trung, Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc
20. Họ Mai làng Đọ, Thiệu Khánh, Thiệu Hóa, TH.

21. Họ Mai Thế Vân Yên, Hà Vân, Hà Trung, Thanh Hóa
22. Họ Mai Quang Mai Xá và Mai Huy Trung Xá, Hải Dương
23. Họ Mai An Lãng, Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định
24. Họ Mai An Lãng, Bùi Chu, Nam Định
25. Họ Mai xã Hải Hậu, Hải Hậu, Nam Định
26. Họ Mai Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định
27. Họ Mai Kiên Lao, Xuân Kiên, Xuân trường, Nam Định
28. Họ Mai An Ninh, An Lão, Bình Lục, Hà Nam
29. Họ Mai Yên Lạc, Đồng Hóa, Kim Bảng, Hà Nam
30. Họ Mai Cao Lãm, Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội

31. Họ Mai Phương Liệt,quận Thanh Xuân, Hà Nội
32. Chi họ Mai Thế Dực, Trung Tự, Hà Nội
33. Chi họ Mai Thế Trạm, Giáp Bát, Hà Nội
34. Họ Mai Định Công, Thanh Xuân, Hà Nội
35. Họ Mai Sài Sơn, Quốc Oai, Chùa Thầy, Hà Nội
36. Họ Mai Hồng Giang, Đông Hưng, Thái Bình
37. Họ Mai phủ Kiến Xương, An Khang, Tiền Hải, Thái Bình
38. Họ Mai Thái Thuần, Thái Thụy, Thái Bình
39. Họ Mai Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng
40. Chi 3 Mai Thạch, Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng

41. Họ Mai Ba Đông, Phan Sào Nam, Phủ Cừ, Hưng Yên
42. Họ Mai Quy Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
43. Họ Mai xã Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, nghệ An
44. Họ Mai xã Thái Sơn, Đô Lương, Nghệ An
45. Họ Mai Long Bồ, Bắc Sơn, Đô Lương
46. Họ Mai xã Cát Văn, Thanh Chương, Nghệ An
47. Họ Mai xã Hậu Thành, Yên Thành, Nghệ An
48. Họ Mai xã Đông Thành, Yên Thành, nghệ An
49. Họ Mai xã Long Điền, Cao Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
50. Họ Mai Thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu
và xã Diễn Yên, Diễn Châu

51. Họ Mai làng Phú Thọ, xã Long Thành,Yên Thành, NA
52. Họ Mai xã Lưu Sơn, Đô Lương, Nghệ An
53. Họ Mai xã Thanh Hưng, Thanh Chương, Nghệ An
54. Họ Mai làng Phú Lĩnh, Linh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
55. Họ Mai xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An
56. Họ Mai phường Nghi Thủy,TX Cửa Lò, Nghệ An
57. Họ Mai phường Nghi Tân, TX Cửa Lò, Nghệ An
58. Họ Mai làng Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương
59. Họ Mai vùng cửa Sông Lam Nghệ An
60. Họ Mai làng Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

61. Họ Mai xã Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh
62. Họ Mai Tân Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh
63. Họ Mai La Sơn, Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh
64. Họ Mai Phúc Ấm, Hương Khê, Hà Tĩnh

65. Họ Mai Khắc, Quần Ngọc,Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
66. Họ Mai làng Mai Hồ, Đức Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh
67. Họ Mai Thạch Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh
68. Họ Mai xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh
69. Họ Mai xã Thạch Thanh, Thạch Hà, Hà Tĩnh
70. Họ Mai Bùi xá, Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh
71. Họ Mai Đơn Sa, Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình

72. Họ Mai Thọ Linh, Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình
73. Tiểu chi Họ MaiTân An, Quảng Thanh, QT, QB
74. Họ Mai Đông Lai, Quảng Trị
75. Họ Mai Phương Lang, Hải ba, Hải Lăng, Quảng Trị
76. Họ Mai Thủy Khê, Gio Mỹ, Gio Linh, Quảng Trị
77. Họ Mai làng Thượng Nghĩa, Cam Giang, Cam Lộ, Q.Trị
78. Họ Mai Khắc, Kim Long, Tp. Huế
79. Họ Mai Đăng, Tân Lưu, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đ.N.
80. Họ Mai Phước Lý, Hòa Minh, Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
81. Họ Mai Đức Hòa, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam

82. Họ Mai Đại An, Đại Lộc, Quảng Nam
83. Họ Mai Văn An Khương, Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam
84. Họ Mai Nông Sơn, Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam
85. Họ Mai La Huân, Điện Bàn, Quảng Nam
86. Họ Mai Phú Lạc, Bình Thành, Tây Sơn, Bình Định
87. Họ Mai Tĩnh Giang, Hiệp Phước, Tuy Phước, Bình Định
88. Họ Mai Thạnh Mỹ, Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định
89. Họ Mai Khánh Hòa
90. Họ Mai Hòa Thạnh, An Hải, An Phước, Ninh Thuận
91. Họ Mai Thạnh Hội, Tân Uyên, Bình Dương

92. Tiểu chi họ Mai Nhơn Đức, Nhà Bè, Gia Định, Tp. HCM
93. Tiểu chi họ Mai Linh Xuân, Thủ Đức, Tp. HCM
94. Tiểu chi Mai Kim Thời, q. Bình Thạnh, Tp.HCM
95. Tiểu chi Mai Ấp Trung, Tân Thông Hội, Củ Chi, Tp. HCM
96. Tiểu chi họ Mai Thạnh Lợi, Bến Lức, Long An
97. Họ Mai Châu Phú An Giang
98. Họ Mai Bá, Long Sơn, Cần Đước, Long An
99. Họ Mai Tân Xuân, Tân Kim, Cần Giuộc, Long An
100. Họ Mai Mỹ Thiện, Cái Bè, Tiền Giang
101. Họ Mai Mỹ Lương, Cái bè, Tiền Giang
102. Họ Mai Đăng, An Trường, Càng Long, Trà Vinh